Thursday, October 29, 2020

Tuổi trẻ đói khát

Tôi ra Hà Nội trưa 25/9/2014, một chuyến đi không nhiều mục đích, ngoài việc gặp lại các bạn trẻ Việt để “say goodbye”. Không biết bao giờ gặp lại, nhưng hai điều tôi sẽ không quên: cái “tâm hồn Hà Nội” đang vào thu và cái quyến rũ của sự lạc quan bất tận dù phải bao quanh bởi một môi trường xấu xí. 

Friday, October 10, 2014

One month at new post in Zurich

It's been one month since I my first day to Zurich. After all registration and accommodation setting, I now work on my plan to complete project within 1 year at ETHZ. Then what will continue? Research? teaching? community work? NGO? ... All are still in the middle of nowhere.

Let's see how it work.

10.10.2014

Tuesday, June 3, 2014

Thuan An estuary

A trip to Tam Giang lagoon (Dam Chuon) was made with Dean and MDP students on the last day of May. Some photos on ‘cloud dragon’ were taken when the boat’s engine stopped working in the middle of nowhere. 
A memorable trip!

Retirement

It's so difficult to make a good thing in this place. After years of serving for CRN, I feel now exhausted due to series of procedures that slowing down our initiatives. Civil society is still something too expensive for VN to achieve despite numerous effort of doing things for communities.

It may be the time for retirement now!

Thursday, February 6, 2014

Việt Nam: Giấc mơ thành quốc gia thượng đẳng?

Một đất nước muốn trở thành quốc gia thượng đẳng phải bắt đầu từ khí khái, quyết tâm hành động của giới lãnh đạo, từ đó quy tụ nhân tài và đưa ra được tầm nhìn về hướng phát triển đáp ứng được mơ ước của dân chúng.

Tháng 11 năm ngoái (2013) người thứ 90 triệu của Việt Nam ra đời. Khoảng 10 năm nữa dân số Việt Nam sẽ gần 100 triệu. Trên thế giới hiếm có một đất nước có số dân đông như vậy lại có sự thống nhất cao về văn hóa, ngôn ngữ, và nằm giữa một vùng phát triển năng động. Với tiềm năng như vậy, chúng ta có thể hy vọng đất nước mình vươn lên thành một quốc gia giàu mạnh không? Chắc chắn tuyệt đại đa số người Việt Nam đều có mong ước đó. Nhưng để giấc mơ đó trở thành hiện thực cần những điều kiện gì, bây giờ phải chuẩn bị những tiền đề gì?

Về vấn đề này, lẽ ra trong nước phải dấy lên một phong trào bàn luận sôi nổi về vị trí của Việt Nam hiện nay và triển vọng về một tương lai dài hạn. Lãnh đạo lẽ ra phải kêu gọi trí thức trong và ngoài nước nghiên cứu, bàn luận để đưa ra được tầm nhìn có căn cứ khoa học về tương lai, từ đó tạo sự tin tưởng cho dân chúng, khuyến khích người dân nỗ lực hướng vào mục tiêu được xã hội đồng thuận.

Monday, February 3, 2014

Tiền nên mua được cái gì?

Screen Shot 2014-02-03 at 2.48.37 PMĐọc bài đầu Xuân Giáp Ngọ của GS. Trần Hữu Dũng (TBKTSG) bắt gặp nhiều điều thú vị. Liên tưởng trong nghề giáo có nhiều điểm cần suy nghĩ. Lâu nay mình quan niệm nghề giáo cũng cần có 2 phần: lõi và vỏ. Phần lõi là phần quyết định đó là 'nghề giáo': yêu nghề dạy, quý học sinh, trung thực, giúp đỡ vô tư (không thiên vị), dạy dỗ truyền đạt hết mình giúp các em tích luỹ kiến thức và kỹ năng để làm một người tốt. Phần vỏ có thể du di một chút theo nghĩa tình cảm, giúp đỡ hoặc cảm thông với hoàn cảnh xã hội, gia đình, giá trị văn hoá (Việt)... Phần vỏ có thể điều chỉnh, nhưng phần lõi không nên và không được phép 'đụng chạm'. Tuy nhiên giá trị này dường như lại đang được 'mua-bán' như hàng hoá thị trường. Có thể lấy vài ví dụ điển hình như mua điểm, chức tước, lộ đề, tuyển dụng... Nếu không xác định lại giá trị nghề giáo thì sớm muộn nhà trường không còn giữ được đúng giá trị giáo dục, rèn người như lâu nay vẫn nghe bởi quan hệ thầy -trò sẽ biến dạng qua mua-bán theo như bài viết 'Thị trường làm biến dạng tư duy' dưới đây.