Friday, October 10, 2014

One month at new post in Zurich

It's been one month since I my first day to Zurich. After all registration and accommodation setting, I now work on my plan to complete project within 1 year at ETHZ. Then what will continue? Research? teaching? community work? NGO? ... All are still in the middle of nowhere.

Let's see how it work.

10.10.2014

Tuesday, June 3, 2014

Thuan An estuary

A trip to Tam Giang lagoon (Dam Chuon) was made with Dean and MDP students on the last day of May. Some photos on ‘cloud dragon’ were taken when the boat’s engine stopped working in the middle of nowhere. 
A memorable trip!

Retirement

It's so difficult to make a good thing in this place. After years of serving for CRN, I feel now exhausted due to series of procedures that slowing down our initiatives. Civil society is still something too expensive for VN to achieve despite numerous effort of doing things for communities.

It may be the time for retirement now!

Thursday, February 6, 2014

Việt Nam: Giấc mơ thành quốc gia thượng đẳng?

Một đất nước muốn trở thành quốc gia thượng đẳng phải bắt đầu từ khí khái, quyết tâm hành động của giới lãnh đạo, từ đó quy tụ nhân tài và đưa ra được tầm nhìn về hướng phát triển đáp ứng được mơ ước của dân chúng.

Tháng 11 năm ngoái (2013) người thứ 90 triệu của Việt Nam ra đời. Khoảng 10 năm nữa dân số Việt Nam sẽ gần 100 triệu. Trên thế giới hiếm có một đất nước có số dân đông như vậy lại có sự thống nhất cao về văn hóa, ngôn ngữ, và nằm giữa một vùng phát triển năng động. Với tiềm năng như vậy, chúng ta có thể hy vọng đất nước mình vươn lên thành một quốc gia giàu mạnh không? Chắc chắn tuyệt đại đa số người Việt Nam đều có mong ước đó. Nhưng để giấc mơ đó trở thành hiện thực cần những điều kiện gì, bây giờ phải chuẩn bị những tiền đề gì?

Về vấn đề này, lẽ ra trong nước phải dấy lên một phong trào bàn luận sôi nổi về vị trí của Việt Nam hiện nay và triển vọng về một tương lai dài hạn. Lãnh đạo lẽ ra phải kêu gọi trí thức trong và ngoài nước nghiên cứu, bàn luận để đưa ra được tầm nhìn có căn cứ khoa học về tương lai, từ đó tạo sự tin tưởng cho dân chúng, khuyến khích người dân nỗ lực hướng vào mục tiêu được xã hội đồng thuận.

Monday, February 3, 2014

Tiền nên mua được cái gì?

Screen Shot 2014-02-03 at 2.48.37 PMĐọc bài đầu Xuân Giáp Ngọ của GS. Trần Hữu Dũng (TBKTSG) bắt gặp nhiều điều thú vị. Liên tưởng trong nghề giáo có nhiều điểm cần suy nghĩ. Lâu nay mình quan niệm nghề giáo cũng cần có 2 phần: lõi và vỏ. Phần lõi là phần quyết định đó là 'nghề giáo': yêu nghề dạy, quý học sinh, trung thực, giúp đỡ vô tư (không thiên vị), dạy dỗ truyền đạt hết mình giúp các em tích luỹ kiến thức và kỹ năng để làm một người tốt. Phần vỏ có thể du di một chút theo nghĩa tình cảm, giúp đỡ hoặc cảm thông với hoàn cảnh xã hội, gia đình, giá trị văn hoá (Việt)... Phần vỏ có thể điều chỉnh, nhưng phần lõi không nên và không được phép 'đụng chạm'. Tuy nhiên giá trị này dường như lại đang được 'mua-bán' như hàng hoá thị trường. Có thể lấy vài ví dụ điển hình như mua điểm, chức tước, lộ đề, tuyển dụng... Nếu không xác định lại giá trị nghề giáo thì sớm muộn nhà trường không còn giữ được đúng giá trị giáo dục, rèn người như lâu nay vẫn nghe bởi quan hệ thầy -trò sẽ biến dạng qua mua-bán theo như bài viết 'Thị trường làm biến dạng tư duy' dưới đây.

Monday, January 27, 2014

Nghiên cứu định cư con người (Human settlement)

Bài viết của Trần Trung Chính - báo Người Đô thị (Giáp Ngọ) - nêu ra một hướng nghiên cứu mới ở Việt Nam về sử dụng khái niệm 'Định cư con người' (Human Settlement - HS) trong đánh giá quy hoạch. Theo ESCAP, Định cư con người  được hiểu là 'tổng thể các đặc trưng của cộng đồng con người - bất kể là thành phố, thị trấn, hay làng mạc - bao gồm xã hội, vật chất, tổ chức, tinh thần, văn hoá giúp cộng đồng tồn tại bền vững' (Tuyên bố Vancouver 1976). HS được kết cấu bởi 02 hợp phần chính là 'vật chất' (physical) gồm nhà cửa và cơ sở hạ tầng và 'dịch vụ' (services) do hợp phần vật chất cung cấp cho cộng đồng như giáo dục, sức khoẻ, văn hoá, phúc lợi, giải trí, dinh dưỡng (Glossary of Environment Statistics, UN 1997). Sáu thành tố đề cập trong bài có nhiều điểm trùng với Năm nguồn vốn trong khung sinh kế bền vững (DFID, 2001): Tự nhiên, Xã hội, Con người, Tài chính, Vật chất. Khác biệt là khung sinh kế bền vững của DFID chủ yếu giúp nhận diện ra nguyên nhân nghèo đói, trong khi HS giúp mô tả tổng thể không gian sống của con người nói chung theo hướng bền vững.

Sunday, January 26, 2014

Ví dụ về tổng quan tài liệu từ Internet


Đọc bài của chuyên gia Vũ Quang Việt về chuyện cổ phần hoá trong 2 năm 2014-2015 có rất nhiều thông tin bổ ích liên quan đến tiến trình 'quyết liệt' (chữ của TT hay dùng!) cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Đối với sinh viên, đây là một cách để tóm lược tin tức, viết lại các ý chính và trích dẫn trong bài viết của mình. Kỹ năng này vẫn còn quá yếu ở sinh viên năm cuối hiện nay, trong khi đây nên được xem là kỹ năng cơ bản và cần được thực hành từ năm đầu tiên của bậc đại học.

Saturday, January 18, 2014

ANCT: Nhạc sỹ Phạm Thế Mỹ

Cuối tuần nghe các bài hát một thời của NS. Phạm Thế Mỹ như: Tóc mây, Đường về hai thôn, Nắng lên xóm nghèo. Trong các bài hát mình thích nhất là bài Tóc mây do Sỹ Phú trình bày (nghe trong file âm thanh bên dưới). Theo Wikipedia:

Phạm Thế Mỹ (15 tháng 11 năm 1930 (có tài liệu là 1932) – 16 tháng 1 năm 2009) là một nhạc sĩ Việt Nam. Ông có nhiều bài hátnhạc vàng được nhiều người yêu thích. Ông sinh tại Đập Đá, An Nhơn, Bình Định, là con thứ 11 của một gia đình trung lưu. Anh của ông là nhà văn Phạm Văn Ký và nhà vănPhạm Hổ. Từ năm 1947 đến năm 1949, ông học và hoạt động văn nghệ trong trường Thiếu sinh quân ở Liên khu V. Đầu thập niên 1950, ông làm công tác tuyên huấn và làm phóng viên cho báo Quân đội Nhân dân. Nhạc phẩm đầu tay của ông là Nắng lên xóm nghèo.

Thursday, January 16, 2014

Hy vọng những đốm lửa nhỏ, cần mẫn

TS Giáp Văn Dương

"Những nơi tôi đi qua không ở đâu thấy đông thanh niên trai tráng ngồi lê la vỉa hè, cắn hạt bí, hạt hướng dương, uống nước chè, tập tạnh hút thuốc lào, nói bậy và chửi đổng...nhiều như trên vỉa hè Hà Nội"

“Những nơi tôi đi qua không ở đâu thấy đông thanh niên trai tráng ngồi lê la vỉa hè, cắn hạt bí, hạt hướng dương, uống nước chè, tập tạnh hút thuốc lào, nói bậy và chửi đổng…nhiều như trên vỉa hè Hà Nội”

Cả một thành phố bảy, tám triệu dân, hơn cả một nước người ta, vậy mà nhàm chán một cách không thể tưởng tượng được. Cuộc sống trở nên tầm thường và vụn vặt không thể tả.

Saturday, January 4, 2014

Thư giãn cuối tuần: Tập làm văn học trò



TẬP I

1- Tả chú thương binh.Gần nhà em có một chú thương binh, chú đã bị thương 2 lần. Một lần ở Buôn Mê Thuột và một lần ở đùi.

2- Hãy cho biết cảm nhận của bạn về nhà thơ Tú Xương qua bài "Thương vợ.Tú Xương là một nhà thơ thương vợ nên có nhiều con. Đồng thời ông cũng là một người thông minh, khôn khéo biết nhường cho vợ những việc nặng nhọc mặc dù ông thi hoài mà không đậu.

Wednesday, January 1, 2014

Happy New Year 2014

In the first day of year 2014, I travel to Lao Cai province to facilitate a workshop on 'Analysis of driving forces of deforestation and forest degradation' as part of UN-REDD phase 2 in Vietnam. Cold weather and quiet scene of the city provides me an ideal place to review of 2013 activities and the coming ones in the year 2014.