Monday, November 29, 2010

Trận cuối

Mai là ngày 29.11, trèo lên võ đài thượng võ lần cuối. Đối thủ toàn là tay khó chơi, cả cấp độ 'institutions' lẫn 'biology'. Trong số 3 cao thủ, vẫn ngại nhất là sư phụ bởi tính ngài nghiêm khắc, chơi ra chơi, mần ra mần. Mà làm việc với ngài học được nhiều thứ, dù không dễ dàng chút nào. Các sản phẩm của ngài tạo ra bao giờ cũng có nét độc đáo riêng với tinh thần và ý chí ko chê được. Chắc phải 5-10 năm nữa mới theo kịp SF khoản này.

Sunday, November 28, 2010

Giáo dục Thụy Điển

Vì có con trai là GS Lê Tự Quốc Thắng giảng dạy tại Hoa Kỳ, GS Lê Tự Hỷ đã sang Hoa Kỳ và có nhiều năm nghiên cứu tại đó. Công trình Nền giáo dục Thụy Điển tiên tiến nhất thế giới hiện nay? là một chuyên luận công phu, bổ ích và sâu sắc, rất cần cho việc hoạch định chiến lược giáo dục của Việt Nam.

Friday, November 26, 2010

Bổng lộc của giáo viên đến từ đâu?

Đọc bài này mới thấy cám cảnh hiện trạng dạy và học hiện tại. Thực ra vấn đề nêu trong bài không phải là mới, bởi GS. Hoàng Tụy đã từng có rất nhiều bài viết phân tích nguyên nhân gốc rễ của thực trạng giáo dục hiện nay. Chung quy lại chỉ gói gọn trong hai chữ 'lương thấp'. Bởi vậy, chừng nào chưa cải thiện được thu nhập của người thầy (hoặc trí thức nói chung) thì xã hội còn phải gánh chịu những hậu quả nguy hại lâu dài do chính hệ thống giáo dục gây ra.

Wednesday, November 24, 2010

Có thể cải thiện tình hình NCKH ở cấp ĐH được không?

Trong bối cảnh chất lượng NCKH ở Việt Nam còn tụt hậu so với quốc tế, có thể thử nghiệm một số hướng sau cho các cấp bộ môn, khoa trong các trường đại học định hướng theo mô hình đại học nghiên cứu.

Sunday, November 21, 2010

Tản mạn về dạy và học ở đại học nhân ngày 20.11

Anh làm nghề gì? Tôi là giảng viên đại học. Chà, nghe sao mà ‘oai phong’ quá! Đó là cảm giác đầu tiên khi tôi được ở lại trường cách đây mười năm tròn. Giờ đây, mỗi lần nghĩ lại những suy nghĩ ban đầu ấy về nghề nghiệp, tôi không khỏi mỉm cười và cứ vẩn vơ mãi về lý do vì sao mình lại chọn nghề này và liệu không rõ mình có phải là một thầy giáo tốt hay chưa, và có thể ‘tốt’ được bao lâu nữa trong bối cảnh hiện nay.

Thursday, November 18, 2010

Tiêu chuẩn nhận diện trí thức

Một trong vấn đề thời sự hiện nay là xã hội ta đang có nhiều hiện tượng trí thức 'dỏm' với đủ loại bằng cấp, danh hiệu. Sơ bộ điểm qua có các bài báo viết về hiện tượng này như: học lấy bằng TS nước ngoài giá 17.000$ ở Phú Thọ, Yên Bái; phát hiện cán bộ công chức sử dụng bằng giả ở Long An, Bạc Liêu; hay hiện tượng 'đạo văn' ở các công trình nghiên cứu khoa học đăng ở tạp chí quốc tế mới đây, 'đạo giáo trình' ở TP HCM..v...

Đọc bài ghi chép trao đổi giữa ông Nguyễn Trần Bạt với các cán bộ nghiên cứu Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia HCM tôi rất tâm đắc với ý 'tiêu chuẩn nhận diện trí thức'.

Wednesday, November 17, 2010

Tính bền vững của một hệ quản trị tài nguyên?

Gần đây các tác giả của Khung phân tích Thể chế và phát triển (IAD) đang cải tiến phương pháp nghiên cứu này thành 'tương tác hệ sinh thái-xã hội' (Social-Ecological Systems) bao gồm các mảng:

- Nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến hệ sinh thái, tính bền vững, sức sản xuất, đặc trưng chủ yếu... gọi chung là nghiên cứu hệ sinh thái (Research on Ecological Systems)

- Nghiên cứu về các vấn đề xã hội liên quan đến quản lý, sử dụng, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, bao gồm sử dụng bền vững, bảo tồn tài nguyên, định giá tài nguyên, nhân tố tác động...

- Nghiên cứu lồng ghép tổng hợp cả hai hệ trên (Social-Ecological Systems) trong mối tương tác với môi trường tự nhiên, xã hội ở khu vực và toàn cầu.

Các nghiên cứu này sử dụng các công cụ Phân tích Thể chế và Phát triển (IAD - Ostrom et al. 1994), Tương tác Hệ sinh thái-Xã hội (SES - Ostrom 2007, 2009), Các nhóm nhân tố đảm bảo tính bền vững trong quản lý tài nguyên chung (Andries et al., 2004, Agrawal 2001). Hướng nghiên cứu này khá lý thú bởi nó giúp tìm được lý giải về tính bền vững của một hình thức quản trị tài nguyên (Sustainability of self-governing system). Đây cũng là vùng nghiên cứu còn khá mới mẻ, nhiều điều cần khám phá, và là nơi giao thoa của cả hai lĩnh vực n.cứu sinh thái & xã hội. Trang này giới thiệu một số bài nghiên cứu điển hình, giải thích, và khả năng ứng dụng cho các vấn đề về quản lý tài nguyên trong nước.

dungo

Wednesday, November 10, 2010

Annonaceae - Lèo heo

(Nhân tiện tìm lại kho tư liệu ảnh đi rừng vài năm qua, có một số loài khá thú vị bởi tên họ và công dụng quá quen thuộc với người dân địa phương, nhưng lại khá xa lạ với giới chuyên môn (và không chừng có thể là loài mới). Từ series này giới thiệu một số loài mà bản thân từng 'va chạm' mà lâu nay chưa tìm hiểu kỹ. Nay sẽ dần giới thiệu và tiếp tục cập nhật).

Mở đầu là cây gỗ có tên gọi địa phương: Lèo heo

Monday, November 8, 2010

Kèn vàng

Loài đang được trồng làm cây cảnh ở đường phố, trường học vì có hoa đẹp. Mới đầu nhìn cũng khó đoán được tên vì chỉ thấy lá kép chân vịt 5-7 lá chét, sau đến mùa hoa quả mới xác định rõ hơn.

Các loài thường gặp:

Kèn vàng (Tabebuia aurea)

[gallery]

Ngoài ra còn có Kèn hồng (Tabebuia rosea)