Wednesday, November 17, 2010

Tính bền vững của một hệ quản trị tài nguyên?

Gần đây các tác giả của Khung phân tích Thể chế và phát triển (IAD) đang cải tiến phương pháp nghiên cứu này thành 'tương tác hệ sinh thái-xã hội' (Social-Ecological Systems) bao gồm các mảng:

- Nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến hệ sinh thái, tính bền vững, sức sản xuất, đặc trưng chủ yếu... gọi chung là nghiên cứu hệ sinh thái (Research on Ecological Systems)

- Nghiên cứu về các vấn đề xã hội liên quan đến quản lý, sử dụng, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, bao gồm sử dụng bền vững, bảo tồn tài nguyên, định giá tài nguyên, nhân tố tác động...

- Nghiên cứu lồng ghép tổng hợp cả hai hệ trên (Social-Ecological Systems) trong mối tương tác với môi trường tự nhiên, xã hội ở khu vực và toàn cầu.

Các nghiên cứu này sử dụng các công cụ Phân tích Thể chế và Phát triển (IAD - Ostrom et al. 1994), Tương tác Hệ sinh thái-Xã hội (SES - Ostrom 2007, 2009), Các nhóm nhân tố đảm bảo tính bền vững trong quản lý tài nguyên chung (Andries et al., 2004, Agrawal 2001). Hướng nghiên cứu này khá lý thú bởi nó giúp tìm được lý giải về tính bền vững của một hình thức quản trị tài nguyên (Sustainability of self-governing system). Đây cũng là vùng nghiên cứu còn khá mới mẻ, nhiều điều cần khám phá, và là nơi giao thoa của cả hai lĩnh vực n.cứu sinh thái & xã hội. Trang này giới thiệu một số bài nghiên cứu điển hình, giải thích, và khả năng ứng dụng cho các vấn đề về quản lý tài nguyên trong nước.

dungo

No comments:

Post a Comment