Tuesday, December 31, 2013

Cảm nhận từ Minnesota

sanfranCuối năm, tranh thủ hoàn tất một vài món 'nợ' cuối cùng của năm 2013. Bài sau đây mình viết vào ngày rời Minnesota trở lại Việt Nam trên chuyến bay dài 31h đồng hồ từ Washington-San Francisco-Incheon-Danang.

Cảm nhận đầu tiên của mình là Mỹ có một Khung thể chế và luật pháp (Institutions and governance structure) cực kỳ hoàn thiện. Điều này có lẽ chính là nền tảng quan trọng đóng góp vào hiệu quả hoạt động từ dịch vụ công ích đến sinh hoạt cá nhân trong một xã hội đa dạng. Một số dẫn chứng theo cảm nhận và quan sát của mình.

Monday, December 30, 2013

Hiện tượng 'chung chi' đề tài NCKH

Lâu nay mình vẫn nghe trích 15-20% tổng kinh phí đề tài. Nhưng quả thật nếu phải trích 50-60% thì không biết tác giả đề tài sẽ nghiên cứu kiểu gì để ra được sản phẩm như đã trình bày trong đề cương. Rất nhiều người than phiền về thủ tục phiền hà trong các khâu thanh toán, hoặc được cấp tiền nghiên cứu quá chậm. Tuy nhiên hầu như không thấy ai lên tiếng, và vẫn tiếp tục tuân theo tỷ lệ 'chung chi' như kiểu có 'bàn tay vô hình' định hướng. Việc hợp lý hoá hoá đơn chứng từ nghiên cứu và chấp nhận mọi tiêu cực để có điểm công trình vô hình dung hạ thấp phẩm cách của người làm nghiên cứu khoa học, biến các nhà nghiên cứu thành đối tượng 'ăn xin' trong khi toàn bộ hệ thống cần tạo điều kiện tốt nhất để người làm nghiên cứu cho ra sản phẩm đạt chất lượng cao nhất. Không biết bao giờ mình mới đủ can đảm để 'xin' được một đề tài nghiên cứu? (dungo)

Wednesday, December 25, 2013

Ăn Tết lớn?

Bài viết rất thú vị, đưa ra góc nhìn hiện thực về hiện tượng 'dồn ngày' để ăn Tết dài hơn. Tuy nhiên nếu xem xét ở góc độ với gần 40tr dân Việt Nam ở ngưỡng ngay trên và dưới chuẩn nghèo thế giới (60US$/người/tháng) phải 'gồng lưng' ăn Tết 9 ngày thì vấn đề sẽ khác hẳn (dzungo).

Kéo dài thời gian nghỉ Tết cổ truyền, thêm thời gian nghỉ một số ngày lễ trong năm dĩ nhiên là để kích cầu, tức thúc đẩy sự chi tiêu của xã hội, từ đó giúp cho một số ngành khác phát triển. Điều đó là không sai nhưng cần phải cân nhắc. Một anh nhà giàu khư khư giữ tiền trong nhà, “kích” cho anh ta đem tiền ra mua sắm là hay, nhưng một anh nghèo kiết xác, con cái nheo nhóc mà “kích” cho anh ta mua sắm chi tiêu thì coi chừng anh ta sẽ đổ nợ.

Wednesday, December 18, 2013

NRM issues come into publication

bwriting_bannerDuring two days of 16-17 December 2013, researchers and lecturers from Vietnam, Indonesia, Thailand, Pakistan, and US met together in a book writing workshop in Hanoi to consolidate research experience and studies in NRM issues. This workshop is an outcome of 10-year supports of Ford Foundation and MacArthur Foundation to Vietnamese researchers in forms of Ph.D, M.Sc scholarships and research grants. So far, there have been 6 PhD (4 from Hue and 2 from Hanoi) and 15 MSc students (10 from Hue & 5 from Hanoi) graduated from these two sponsoring programs during 2003-2013 period.

Sunday, December 15, 2013

Trở về với thực tại

Tuần rồi quả thật có nhiều sự kiện đan xen nên cảm giác lẫn lộn sau chuyến chu du dài ngày. Ghi lại nhanh một vài cảm nhận về môi trường mới sau thời gian xa nhà.

1. Ở Huế

- Tham dự hội thảo về 'Bảo tồn cây Bảy lá một hoa' ở Bộ môn: Hội thảo tổ chức đơn giản nhưng ý tưởng lại rất phong phú. Các thành viên tham dự nhiệt tình trình bày, nhiệt tình phát biểu và chia sẻ kinh nghiệm. Những buổi sinh hoạt học thuật vẫn còn hiếm hoi trong môi trường giảng dạy và nghiên cứu nên không trách được chất lượng khó nâng cao. Cons: Tính nhất quán trong dữ liệu, phân tích, và trình bày kết quả chưa có bề sâu do dàn trải và thời gian chuẩn bị hạn hẹp.

- Hội nghị viên chức cấp Khoa: Không có gì mới.

- Hội nghị viên chức cấp trường: Không có gì mới.

- Chút hào hứng khi trở lại giảng đường.

2. Cập nhật hoạt động CRN:

- Trao đổi về LAMPE

- Thống nhất họp cuối năm 10/1

- Dự kiến Hội thảo PES tháng 1/2014

3. May vẫn còn một vài quan hệ 'dây dưa' với các bạn bên ngoài:

- Bạn quốc tế tham gia trong hội thảo viết sách, gặp lại thầy cũ, bạn cũ (David)

- Ý tưởng về triển khai CSP năm 2014 cùng UMN;

- Liên hệ mới với Rights & Resource Initatives

- Nguồn thông tin mới: triển khai REDD+

Tìm cách để tự làm mới cho năm 2014.

dungo

Saturday, November 30, 2013

ANCT_13.11.30 Bolero với NS. Trúc Phương

Cuối tuần nghe lại các bản Bolero ưa thích trong ánh nắng vàng ở Virginia. Hoá ra mình biết nhiều bài của nhạc sĩ Trúc Phương mà trước đây không hề biết gì về người nhạc sĩ tài hoa này. Theo Wikipedia thì ông được mệnh danh là 'Vua Bolero' của thập niên 60-70. Những bài hát của Trúc Phương khá quen thuộc với đời sống sinh viên mình trong những ngày cuối tuần ở KTX 8 TQP như: Nửa đêm ngoài phố, Chiều cuối tuần, Con đường mang tên em, Thói đời, Hai chuyến tàu đêm.

Chuẩn tiếng Anh kiểu ... Việt Nam

Tranh thủ ở sân bay đọc được bài này phản ánh quá đúng thực trạng hiện nay: nhiều trường đặt yêu cầu đầu ra ngoại ngữ trình độ quốc tế (B1, TOEFL, TOEIC, IELTS) cho sinh viên, nhưng rút cục các kỳ thi và chấm ... lại do trường tổ chức. Nếu vậy thì đây đúng là tuyệt chiêu "mượn đầu heo nấu cháo". Cách làm này sẽ dẫn đến lẫn lộn hư thực, và hậu quả còn tệ hơn cả cách làm 'chứng chỉ tự phong' (kiểu như sau này Hội đồng trường sẽ tự phong học hàm - dự thảo sắp tới). Bởi vì nếu tự phong, tự đặt tên gọi cho các chuẩn đầu ra của trường mình (ví dụ như 'Chứng chỉ ngoại ngữ cao cấp', hay 'Giáo sư', Viện sĩ hàn lâm) thì đó cũng chỉ là danh xưng, tên gọi tự đặt và vẫn mang lại sự cạnh tranh tích cực bởi sinh viên sẽ biết chọn lọc trường hoặc chương trình có chất lượng khẳng định qua số lượng sinh viên có việc và làm được việc ở đầu ra. Theo đó, thương hiệu thực chất về chất lượng đào tạo, giảng dạy của trường sẽ giúp hấp dẫn, thu hút sinh viên thi đầu vào. Cùng với thời gian, thương hiệu về đội ngũ giảng dạy, chuẩn đầu ra sẽ khẳng định vị trí của trường như là địa chỉ cung cấp nguồn nhân lực uy tín trong thị trường lao động. Và do vậy, 'Giáo sư' ở trường A chưa chắc đã bằng Giảng sư (Assistant Prof.) hoặc giảng viên lâu năm ở trường B. Để làm được điều này đòi hỏi cần có chế tài rõ ràng trong việc quy định cách gọi 'tương đương B1, TOEFL' cho các trường muốn tự tổ chức thẩm định đầu ra ngoại ngữ, tránh hiện tượng 'đánh lận con đen' gây thiệt hại sau này cho những người theo đuổi việc học thực chất. (dzungo)

Tuesday, November 26, 2013

NRM in Vietnam: Challenges and potentials

Screen Shot 2013-11-28 at 7.55.29 AMFinally, I can make a presentation with colleagues and faculties at School of Food, Agricultural  and Natural Resource Sciences (CFANS) before leaving Minnesota after 4 months of CSP exchange. This is my second seminar presentation (after the IPID talk), and the 4th public speaking series during my time at UMN. Given common interests in research topics between CFANS and my college HUAF, the presentation aims at introducing emerging NRM issues in Vietnam, the status of management, and seeking possible collaboration between HUAF and UMN faculty and students in the future.

Monday, November 25, 2013

Nông thôn đìu hiu, thành thị quá tải


 Cuộc sống quá bấp bênh, thu nhập thiếu ổn định và thường xuyên phải phụ thuộc vào "số trời” khi thiên tai, địch họa luôn đe dọa mùa màng, nhiều nông dân đã không còn mặn mà với "bờ xôi ruộng mật”. Đây cũng là lý do khiến số đông người nông dân di cư ra thành phố, tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp. Bài toán nông dân "ly điền” đang làm đau đầu nhà quản lý.





Ảnh: Mai Vinh

Ngôi sao ban chiều

Nguyễn Thuỵ Kha

“Ngôi sao ban chiều” là một ca khúc mà tất cả các bạn trẻ thời chiến tranh chống Mỹ ở miền Bắc đều rất yêu quý. Tôi là một trong số đó. Tôi đã từng hát “Ngôi sao ban chiều” trong những hoàng hôn trung du Phú Thọ cho người tình đầu nghe. Nàng nghe và nhìn từ góc đồi cọ chúng tôi ngồi, nhìn lên bầu trời đã lấp lánh sao Hôm.

Học múa 2

DSC00072Ca sĩ kiêm diễn viên múa tuần này trình diễn một số bài hát, đọc thơ. Nhưng do 'chạy sô' dữ quá nên một số bài quên lời, sau đó có trả lui tiền vé cho người xem.

Sunday, November 24, 2013

ANCT_13.11.24 - Phạm Đình Chương

Cuối tuần nghe lại những bài hát do NS. Phạm Đình Chương sáng tác. Mình thích nhạc của ông vì có nét tài hoa riêng, đặc biệt là những năm sinh viên nghe thầy dạy đàn chơi bài 'Xóm đêm' hay bài 'Đôi mắt người Sơn Tây'. Đặc biệt nhất trong cuộc đời sáng tác của ông là bản nhạc 'Nửa hồn thương đau' - bài hát được khai sinh ở ranh giới giữa sự sống và cái chết của người nhạc sĩ trong một đêm tuyệt vọng. Đó cũng chính là nửa sau cuộc đời sáng tác của ông - mà theo như lời bình - là được chia 02 giai đoạn rõ rệt: trước và sau khi hạnh phúc gia đình tan vỡ, vận đúng vào câu người ta hay nói 'nghiệp cầm ca'.

Truy cập internet và kết quả học tập

Một báo cáo khá hay về mối tương quan giữa 'thời lượng truy cập internet và kết quả học tập' do 02 giảng viên của ĐH Nông lâm TP.HCM nghiên cứu. Rất nhiều kết luận đưa ra khá thú vị, trong đó có mấy điểm mình quan tâm:

  •  Càng truy cập internet nhiều, càng học kém: sinh viên khá giỏi truy cập internet bình quân gần 18h/tuần, sinh viên yếu kém truy cập 32h/tuần;

  • Truy cập với mục đích chia sẻ học tập: 24.4h (/tuần?) trong khi đó giao lưu chia sẻ mạng xã hội (Facebook) là 32,7h (/tuần?);

  • "Nghiện" internet dẫn đến các biểu hiện bỏ học do thức khuya, mỏi mệt, bệnh, lừa tiền, xa lánh..

  • Tỷ lệ nghiện internet độ tuổi 9-16 cao gấp đôi so với trên 16 tuổi;

Friday, November 22, 2013

"Chính sách trên trời, cuộc đời dưới đất"

(KHOẢNG TRỐNG TRONG NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH Ở VIỆT NAM)

Đọc tựa đề các bài báo về thảo luận họp Quốc hội mới thấy những nghiên cứu về chính sách hiện nay còn rất ít, chưa kể đa số làm theo cách truyền thống về mô tả và đưa ra kết luận thiên về cảm tính. Một số nội dung thú vị lưu ở đây để mai kia sử dụng.

Wednesday, November 20, 2013

Mừng ngày nhà giáo 20.11.2013

Không có mấy quốc gia trên thế giới này có hẳn một ngày để vinh danh nghề giáo như Việt Nam với ngày 20.11 hàng năm (cho dù, xuất phát là từ ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” của các tổ chức, công đoàn cách mạng, các nước trong khối XHCN cũ trước đây, dần dần chính thức trở thành Ngày Nhà giáo VN). Nhưng VN, từ trong truyền thống văn hóa lâu đời, đã là một dân tộc trọng người thầy: “Tôn sư trọng đạo”, “Không thầy đố mày làm nên”, “Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”

Monday, November 18, 2013

Tắc đường vì… “giáo sư”

Bài viết thú vị ở nhiều vấn đề, ngay cả cách đặt tít bài cũng hay. Mấy điểm quan tâm:

- Buổi lễ tạo nên sự chú ý nhưng ... chủ yếu là do làm tắc đường!

- Chức danh “giáo sư” của Việt Nam lại chưa đạt được tầm khi không thu hút được trí thức người Việt ở nước ngoài;

- Với vô vàn những lộn xộn trong việc phong tặng danh hiệu và mới đây là một vụ kiện đình đám giữa một vị tiến sĩ bị tước bằng kiện Bộ trưởng GD&ĐT, đã khiến dư luận không mấy trân trọng với việc phong tặng danh hiệu cho các trí thức thời nay. Trong khi nền khoa học và giáo dục nước nhà đang lâm vào cảnh bế tắc thì liệu với 56 GS, và số lượng đông đảo 491 PGS có khiến tình hình sáng sủa hơn không, hay chỉ khiến cho tình trạng “loạn danh xưng” trong xã hội trở nên trầm trọng.

(Nguồn: Sống mới online)

Sunday, November 17, 2013

Chỉ số về hiệu quả công tác bảo vệ rừng

Đọc bài báo dưới đây mình liên tưởng lại năm 2005-2006 đi hiện trường ở NĐ cùng thầy Đức. Lúc đó ghé thăm Hạt KL thì được các anh giới thiệu về thành tích của Hạt, trong đó có bảng hình ảnh hoạt động ghi nhận ngoài hiện trường. Nhìn vào bảng ước tính có khoảng gần 80% số ảnh là chụp lại cảnh thu giữ các phách gỗ đã được cưa xẻ ngay ngắn ở trong rừng. Thầy Đức buột miệng bảo 'vậy thì đây là hình ảnh về tình hình phá rừng chứ đâu phải về hiệu quả QLBVR'. Mình thấy quá đúng, vì bảo vệ kiểu gì mà gỗ bị chặt hạ, và cưa xẻ đến mức 'trắng cả rừng' như vậy rồi mới bị phát hiện và thu giữ. 

Saturday, November 16, 2013

Bài học cho giới trẻ: biến đam mê thành động lực sống

ImageĐọc bài này thấy mình còn thiếu mấy thứ nên xin bác Alan Phan đưa về đây ngẫm nghĩ. Nhiều đoạn nghe bác trao đổi mà như đang tập huấn vể khởi nghiệp kinh doanh

"...phải biết cái mình muốn là gì (chứ không phải mình chạy theo cái trào lưu của xã hội) ...Đặt kế hoạch không phải viết ra vài ba trang giấy rồi nói “đây là kế hoạch của tôi”...tiếp đó sẽ phân tích việc mình phải đối mặt với cái gì ... sau đó tìm mạng lưới để hợp tác phát triển...".

Kết câu này nhất "Nếu làm ăn không có lợi thì .... đi làm công chức cho rồi!".

Ý tưởng nghiên cứu từ đâu ra?

Nhiều người cứ than vãn đề tài nghiên cứu không sát với thực tế, rồi thì thiếu ý tưởng nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu đặt ra còn thiếu tính thời sự, v..v.. Vậy thì ý tưởng nghiên cứu từ đâu ra?

Mình hay có thói quen là mỗi khi đọc tin online thì thường ưu tiên lướt qua các trang tin tổng hợp trước (ví dụ trang viet-studies, bolapquechoa, thiennhien), sau đó vào các trang gốc của tác giả để xem chi tiết về dữ kiện, độ tin cậy, nguồn tin, và tính thời sự/hấp dẫn của tin đó. Từ đó tìm ra được một số ý liên quan, tất nhiên chưa phải là chủ đề n/cứu vì còn phụ thuộc vào mức độ tiếp cận dữ liệu, quy mô nghiên cứu, hoặc chọn khoảng thời gian phù hợp. Xem ví dụ minh hoạ dưới đây.

Friday, November 15, 2013

Cáo buộc của Global Witness về HAGL

Có nhiều bài dịch hay quá nên post link lại đây tổng hợp sau ni làm chuyên đề nghiên cứu:

- Bài dịch của BS Hồ Hải ở đây

- Nguyên văn thông cáo báo chí của Global Witness (PDF, 14/11/2013) về cáo buộc tập đoàn HAGL

- Toàn cảnh sự kiện: Báo cáo và phim phóng sự của GW về các Đại gia cao su (Rubber barrons) làm hồi tháng 5/2013 (có bản tóm lược tiếng Việt, Khmer, Lào, Đức, Anh).

- Báo The Economist đưa tin hồi tháng 5/2013

- Bầu Đức doạ kiện Global Witness (BBC Vietnamese): bầu Đức phủ nhận các cáo buộc của GLobal Witness (có audio)

dzungo

Thư giãn cuối tuần: Kinh nghiệm có ... rút được không?

Nghe cụm từ này lâu nay quen quá, thành ra ít khi ngẫm nghĩ nó là cái gì. Suy nghĩ nghiêm túc một chút thì cố gắng đừng để phải 'rút' thì có lẽ hay hơn là cứ  luôn để khả năng 'rút' xảy ra! Vì mỗi khi mình nghĩ có thể còn có dịp để 'rút' (từ mới tiếng Anh gọi là 'rutable') thì trong đầu đã có tư tưởng làm cho xong việc, làm qua loa, và do vậy tư tưởng này chi phối ngay từ thiết kế ban đầu, thực thi, kiểm tra sản phẩm cuối cùng. Do vậy khả năng để cho ra sản phẩm chất lượng tốt cuối cùng là rất thấp, nếu không muốn nói là không thể hoàn thành được. Ai không tin thì đọc tiếp chuyện sau đây.

Thursday, November 14, 2013

CBFM for resettled communities in central Vietnam

Screen Shot 2013-11-13 at 10.21.47 PMToday I was invited for a presentation with students at Interdisciplinary Perspective on International Development (IPID), the Humphrey School of Public Affairs, University of Minnesota (UMN). Most of them are studying the first or second years at Master of Development Practice in international development (MDP) - a graduate program jointly administered by the Humphrey School and the Interdisciplinary Center for the Study of Global Change (ICGC) and spans several academic units across the University of Minnesota. This international development degree provides training in policy analysis and management; health and education; natural sciences; social sciences, and interdisciplinary research methods.

Wednesday, November 13, 2013

Nước mắt Philippines và bài phát biểu xúc động tại COP19

Giang Vũ dịch

Trưởng đoàn đàm phán Philiipines COP 19 Yeb Sano

Trưởng đoàn đàm phán Philiipines tham dự Hội nghị Công ước Khung của LHQ về biến đổi khí hậu lần thứ 19 (COP 19), ông Yeb Sano đã có bài phát biểu trong phiên khai mạc hội nghị, kêu gọi hành động khẩn cấp để ngăn chặn một cơn bão tàn khốc khác có thể ập tới, giống như siêu bão Haiyan ập vào đất nước này hồi cuối tuần.

Ông Sano cũng đã bất ngờ nói thêm một lời tuyên bố – vốn không được soạn sẵn trước đó – về việc tuyệt thực trong quá trình diễn ra hội nghị cho đến khi đạt được những bước tiến có ý nghĩa.

10 sự thật giáo sư hướng dẫn không kể cho bạn (# nên chọn giáo viên hướng dẫn thế nào?)

(Lời tựa) Bài này tóm lược lại 10 điều nghiên cứu sinh cần lưu ý khi cân nhắc lựa chọn giáo sư hướng dẫn cho mình ở các trường/viện đại học nước ngoài. Mặc dù đây là những kinh nghiệm quý giá cho Nghiên cứu sinh (bậc học tiến sỹ), nhưng điểm thú vị là rất nhiều ý trao đổi trong bài này có thể áp dụng trong hoàn cảnh lựa chọn/đề xuất giáo viên hướng dẫn làm luận văn ở bậc đại học hoặc cao học. Những ý trao đổi dưới đây chỉ đúng trong trường hợp học viên chủ động lựa chọn đề tài mình mong muốn được triển khai nghiên cứu, đề xuất với khoa/bộ môn đang theo học, và được chấp thuận. Trường hợp học viên được 'gán sẵn' một đề tài nào đó, và được chỉ định bởi một giáo viên hướng dẫn nào đó thì ... khỏi cần đọc tiếp phần sau (dzungo). 

Tuesday, November 12, 2013

Kinh nghiệm bảo tồn từ Nepal: National Trust for Nature Conservation (NTNC)

Skok Hall, UMNTrưa nay vừa được tham gia một buổi trình bày của Dr. Naresh Subedi - Chuyên gia cao cấp về bảo tồn - Quỹ Ủy thác Quốc gia về Bảo tồn thiên nhiên (National Trust for Nature Conservation) ở sảnh đường Skok Hall, Đại học Minnesota (UMN). Buổi họp được tổ chức nhằm tăng cường hợp tác giữa NTNC với UMN về các hoạt động phối hợp nghiên cứu, trao đổi chuyên gia, sinh viên, và tìm kiếm nguồn đầu tư trên lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển sinh kế, và biến đổi khí hậu. 

Monday, November 11, 2013

ANCT_13.11.10 - Trịnh Công Sơn

Cuối tuần ngồi lục lại tư liệu cũ trong ổ đĩa mang từ nhà theo, thấy thư mục '70 năm tình ca' của đài Úc. Lâu nay ít có thời gian để thưởng thức, nhưng với mình đây là bộ sưu tập đáng giá nhất về âm nhạc Việt Nam. 

Học múa

Ngồi làm việc nhiều nên rồi cũng phải nghĩ một môn thể thao nào đó để tham gia. Cuối tuần mình may mắn có được giáo viên dạy múa đáng yêu, trẻ đẹp huấn luyện, lại miễn phí nữa. Bởi vậy phải tập trung để khỏi phụ lòng cô giáo. 

Bố trí thí nghiệm phân tích chính sách giảm nghèo

Thông thường trong nghiên cứu định lượng y khoa và sinh học hay có phương pháp bố trí mẫu thí nghiệm đối chứng, nghĩa là ngoài các nhóm tác động công thức 1, 2.. còn có nhóm đối chứng - là nhóm không tác động. Mục đích của kiểu bố trí này nhằm xem tác động của biện pháp thử nghiệm (vacxin, liều lượng, độ tuổi) hiệu quả thế nào.

Gần đây nhóm các giáo sư ở Abdul Latif Jameel - Poverty Action Lab (J-PAL: Phòng nghiên cứu giảm nghèo) ở Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã áp dụng phương pháp này vào trong đánh giá hiệu quả của các chính sách xã hội. Dẫn đầu của nhóm này là hai giáo sư Esther Duflo và Abhijit Banerjee. Phần lớn các nội dung về phương pháp này được trình bày ở khoá học liệu mở của MIT.

Xem video trình bày của Prof. Esther ở đây.

Bài giới thiệu về Prof. Esther trên báo Telegraph.

Thông tin chi tiết hơn ở trang chủ của J-PAL: http://www.povertyactionlab.org

Các bài sau sẽ bàn kỹ hơn về hướng nghiên cứu mới và rất thú vị này.

dzungo

Monday, September 30, 2013

Đọc, nghĩ, và viết trong thời đại thông tin

Bài viết này mạn đàm về các kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin nghiên cứu trong thời đại Internet từ kinh nghiệm bản thân - một học viên được đào tạo 'lâu năm' và sử dụng thông tin từ internet thường xuyên.

Đồ chơi mini

Cuối tuần tranh thủ làm vòng shopping 'nhẹ' thấy mấy đồ chơi thú vị nên tậu luôn:

1. AAXA Projector P3: Máy chiếu loại nhỏ, gọn trông rất bắt mắt, to bằng ... di động Samsung S2 của mình. Chiếu phim rất tốt, có pin sạc trong máy (xài được 1h), hình nét và phóng to cỡ 2m ở khoảng cách 2.5m.

2. Jensen SMPS-610: Loa ngoài nhỏ gọn, xài bluetooth hoặc auxi-jack (giắc cắm 3.5mm) đều tốt. Mình mua cái này để dùng kèm với projector P3 ở trên.

Xem ảnh và link video bên dưới.

Sunday, September 29, 2013

Học liệu mở thúc đẩy phát triển con đường tự học

Một trong những mục tiêu vẫn 'bỏ ngỏ' hiện nay của ngành giáo dục nước nhà đó là truyền đạt kỹ năng và kinh nghiệm tự học cho người học. Qua kinh nghiệm bản thân và trao đổi với nhiều người giảng dạy ở các môi trường khác nhau, mình thấy khả năng tự học của sinh viên VN hiện nay rất yếu, nếu không muốn nói là con số không. Một bài giảng trên lớp không bao giờ chứa đựng đầy đủ các thông tin cần có cho nhu cầu đa dạng của mọi học viên.

Thursday, September 12, 2013

Ngợi ca sống chậm

Tự nhiên mấy hôm nay toàn gặp những bài nói về sống chậm. Nào là bản nhạc 'Sad angel' của Igor Krutoi, sách của Carl Honore, hay các bài khác. Vẫn thích bản nhạc Sad Angel hơn cả vì hoàn cảnh ra đời và nhịp điệu.

Xem bài đánh giá của Quỳnh Tấn (VNN) và thưởng thức bản nhạc của Sad Angel. 

Tuesday, September 3, 2013

TPP quan trọng như thế nào với Việt Nam?

Sự thịnh vượng của một khu vực phụ thuộc nhiều vào kết quả của các cuộc đàm phán thương mại đa phương, cho dù chúng không phải là loại sự kiện khiến người ta phải hồi hộp. Minh chứng ở đây là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP): 12 quốc gia vốn rất khác biệt gặp nhau ở Brunei từ ngày 23 đến 30.8 để tiến hành vòng đàm phán thứ 19, và rồi tin tức duy nhất sau một tuần nỗ lực khác là họ lại lần nữa trì hoãn việc đưa ra quyết định.