Saturday, November 16, 2013

Bài học cho giới trẻ: biến đam mê thành động lực sống

ImageĐọc bài này thấy mình còn thiếu mấy thứ nên xin bác Alan Phan đưa về đây ngẫm nghĩ. Nhiều đoạn nghe bác trao đổi mà như đang tập huấn vể khởi nghiệp kinh doanh

"...phải biết cái mình muốn là gì (chứ không phải mình chạy theo cái trào lưu của xã hội) ...Đặt kế hoạch không phải viết ra vài ba trang giấy rồi nói “đây là kế hoạch của tôi”...tiếp đó sẽ phân tích việc mình phải đối mặt với cái gì ... sau đó tìm mạng lưới để hợp tác phát triển...".

Kết câu này nhất "Nếu làm ăn không có lợi thì .... đi làm công chức cho rồi!".

1. HAI yếu tố quyết định thành công hay thất bại của người trẻ khi mới lập nghiệp:

  • Thứ nhất là phải có đam mê: Một thực tế là không có gì dễ dàng trong hành trình cuộc đời của mỗi chúng ta, trừ những người có số may mắn, còn lại đều phải làm việc cật lực. Cuộc sống sẽ luôn có những khó khăn này đến khó khăn khác, nếu mình không đam mê sẽ dễ bỏ cuộc. Cho nên cần đam mê công việc như một cái sở thích. Ví dụ, với tôi, việc kinh doanh giống như sáng sớm tôi đánh tennis: lúc thì đánh thắng, lúc thì thua, không quan trọng, quan trọng là mình được chơi một trò chơi. Đó là cái đam mê.

  • Thứ hai là kiên nhẫn: Không kiên nhẫn thì thế nào, tới một lúc nào đó mình xoa tay thôi quên nó đi. Phải biết chờ thời. Cũng như mình đi trên đường đời mình không biết khúc ngoặt ở đằng trước là gì, nhưng đôi khi khúc khoặt có thể đem đến cả một tương lai tươi sáng mà mình không thể tưởng tượng được.


BA điểm cần khắc phục nhất ở giới trẻ Việt Nam (mình thấy quá đúng, tính làm cái khảo sát xã hội học đã chứng mình điều này)

  • Thứ nhất là lười biếng. Chuyện copy-paste, chuyện lười học… là có thật. Đi đến các trường đại học Mỹ thấy sinh viên cầm sách đọc bất cứ lúc nào rảnh, còn mình thì không ít người thích la cà “chém gió”, tối đi nhậu. Đó là việc lười về tận dụng thời giờ, còn có cái lười tệ hại hơn là lười suy nghĩ. Người ta nói sao nghe vậy, không bao giờ đặt lại câu hỏi “tại sao nó lại như vậy”, và “nó thực sự có phải như vậy không?”

  • Thứ hai là ỷ lại. Không ít bạn trẻ vì được bố mẹ nuông chiều, thành ra ỷ lại, đến khi ra làm việc ỷ lại vào nhà nước, cơ chế xin-cho, dựa vào những quan hệ… Các bạn mất rất nhiều để tạo dựng cái quan hệ, thay vì tạo dựng sản phẩm, tạo dựng niềm tin cho khách hàng… Thói ỷ lại là kẻ thù của các bạn trẻ.

  • Thứ ba là dễ thất vọng, và bỏ cuộc. Bất cứ hành trình nào cũng có khó khăn, cam go, thử thách, nhưng phải coi những thất bại là bạn bè, thay vì là kẻ thù. Tôi trân trọng sự thất bại, vì nó cho mình nhiều thứ. Mình thành công, say men chiến thắng, mình tưởng mình bất bại,… tạo cho người ta một tính cách tự kiêu, tự đắc, dễ hại mình.


Nguồn: Lê Ngọc Sơn phỏng vấn TS. Alan Phan

No comments:

Post a Comment