Saturday, November 16, 2013

Ý tưởng nghiên cứu từ đâu ra?

Nhiều người cứ than vãn đề tài nghiên cứu không sát với thực tế, rồi thì thiếu ý tưởng nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu đặt ra còn thiếu tính thời sự, v..v.. Vậy thì ý tưởng nghiên cứu từ đâu ra?

Mình hay có thói quen là mỗi khi đọc tin online thì thường ưu tiên lướt qua các trang tin tổng hợp trước (ví dụ trang viet-studies, bolapquechoa, thiennhien), sau đó vào các trang gốc của tác giả để xem chi tiết về dữ kiện, độ tin cậy, nguồn tin, và tính thời sự/hấp dẫn của tin đó. Từ đó tìm ra được một số ý liên quan, tất nhiên chưa phải là chủ đề n/cứu vì còn phụ thuộc vào mức độ tiếp cận dữ liệu, quy mô nghiên cứu, hoặc chọn khoảng thời gian phù hợp. Xem ví dụ minh hoạ dưới đây.



Sáng nay vào mạng mình đọc thấy có nhiều thông tin thú vị về việc Quốc hội loại bỏ 424 dự án thuỷ điện ra khỏi quy hoạch (Xem tin ở báo Tuổi trẻ). Tiếp đó như thường lệ vào thăm nhà của đại ca Đào Tuấn (ĐĐK) mình lược ra được các con số sau:

  • Chỉ có 735ha rừng được trồng trên tổng số 19.792ha rừng buộc phải trồng, chiếm 3,7% nghĩa là còn 96,3% diện tích chưa được trồng theo quy định.

  • 30% số thủy điện nhỏ chưa được kiểm định, 66% đập thủy điện chưa có phương án bảo vệ được phê duyệt, 55% số đập chưa có phương án phòng, chống lụt bão;

  • Tỷ lệ hộ nghèo bình quân chung của 15 dự án thủy điện là 36,6%, gấp hơn 3 lần tỷ lệ hộ nghèo bình quân chung của cả nước;

  • Một vạn dân nhường đất cho dự án thủy điện Thác Bà đến nay đã qua 40 năm nhưng vẫn chưa có điện.

  • Sau khi rà soát bỏ 424 dự án làm thủy điện mà bảo không có thiệt hại gì (!)


Vậy mỗi ý trên có thể là một đề tài được không? Quá được là đằng khác! Chỉ cần đặt các câu hỏi WH-questions như trong tiếng Anh (Why, Who, What, When, Where, How) là đủ đề tài để làm cả năm không hết, chưa kể thích quy mô nào và dung lượng mẫu nghiên cứu bao nhiêu thì đúng là vô kể!

Câu hỏi còn lại là: nên dùng phương pháp/tiếp cận nghiên cứu nào? Sức khoẻ có bao nhiêu, và cách nào để tiếp cận được các thông tin cần có, giúp thiết kế được việc thu thập dữ liệu cần thiết & chính xác cho các kết luận sau cùng của nghiên cứu.

dzungo

No comments:

Post a Comment