Friday, November 22, 2013

"Chính sách trên trời, cuộc đời dưới đất"

(KHOẢNG TRỐNG TRONG NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH Ở VIỆT NAM)

Đọc tựa đề các bài báo về thảo luận họp Quốc hội mới thấy những nghiên cứu về chính sách hiện nay còn rất ít, chưa kể đa số làm theo cách truyền thống về mô tả và đưa ra kết luận thiên về cảm tính. Một số nội dung thú vị lưu ở đây để mai kia sử dụng.

1. "Chính sách trên trời, cuộc đời dưới đất" (Policy on cloud, lives on ground) lời ví của đại biểu Nguyễn Thanh Thuý (Bình Định). Trích một số thông tin từ bài báo này:

  • ĐB Thụy dẫn chứng về quy trình ban hành chính sách: Thông tư 24/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định cộng điểm cho bà mẹ Việt Nam anh hùng khi thi ĐH chỉ có “tuổi thọ” 12 ngày, Thông tư 33 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (có quy định thịt sống chỉ được bán trong 8 giờ sau khi giết mổ) chỉ tồn tại 30 ngày. “Cần một đội ngũ cán bộ công chức am hiểu thực tiễn cuộc sống, hiểu biết sâu sắc đối tượng chịu tác động của chính sách để có những quy định khả thi, tránh trường hợp “chính sách trên trời, cuộc đời dưới đất” - bà Thụy nói.

  • ĐB Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) cho rằng sự phối hợp giữa các cơ quan soạn thảo, tổ biên tập do nhiều ngành cùng tham gia nên thiếu đồng bộ, chất lượng cán bộ tham gia xây dựng pháp luật còn hạn chế. “Ban soạn thảo có rất ít lãnh đạo tham gia mà hầu hết giao khoán cho cán bộ, chuyên viên cấp dưới.


2. "Đề xuất lùi thông qua Luật Đất đai" của đại biểu Phạm Xuân Thường với lý do là qua phát biểu của các đại biểu Quốc hội, dự thảo luật còn rất nhiều nội dung cần phải trao đổi, cần phải điều chỉnh. Trong khi thời gian từ nay đến cuối kỳ họp còn rất ít.

  • quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu, nhưng theo đại biểu Thường, các quy định hiện hành và thực tế quản lý sử dụng đất đai thời gian qua lại cho thấy quyền sở hữu toàn dân về đất đai nói chung, đất sản xuất nông nghiệp nói riêng đã không được thực hiện trên thực tế, đặc biệt từ năm 2003 đến nay.

  • Ông Thường cũng dẫn con số từ năm 1993 lại đây đã có thêm khoảng 14 triệu người trực tiếp sản xuất hoặc sống dựa vào nông nghiệp. Nhưng chỉ có 4,2 triệu người thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp từ ông bà, cha mẹ, còn lại 9,8 triệu người không có đất hoặc thiếu đất sản xuất.

  • “Con số này (không có đất hoặc thiếu đất sản xuất - DN) sẽ là 33,8 triệu sau 50 năm nữa, có chuyển hết họ sang công nghiệp dịch vụ được không, họ làm gì để sống, con số này với Quốc hội, cơ quan hoạch định chính sách không có ý nghĩa gì sao, mà suốt chiều dài của 212 điều luật không có bất kỳ quy định nào liên quan đến số người này trừ con em của đồng bào dân tộc thiểu số”, ông Thường đặt câu hỏi.

  • Đại biểu Trần Văn Độ: đã qua rất nhiều lần chỉnh sửa, dự thảo luật hầu như chưa có quy định để thu hẹp và xóa bỏ tình trạng hai giá đất để khắc phục tình trạng không công bằng giữa người có đất bị thu hồi và những người có đất thương mại.

  • Ông Độ sốt ruột "vì trong dự thảo không hề thấy bóng dáng của quy trình định giá đất, không có quy định về cơ quan tham mưu đặc biệt là cơ quan thẩm định giá đất độc lập. Việc luật giao cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh, vừa có thẩm quyền thu hồi đất, vừa có thẩm quyền định giá đất, tức là vừa đá bóng, vừa thổi còi mà không quy định các cơ chế độc lập lẫn nhau trong tham mưu, thẩm định thu hồi đất và định giá đất thì rất khó được sự minh bạch, rõ ràng, công khai, công bằng như chúng ta mong muốn".


Rõ ràng rất cần các nghiên cứu về chính sách đất đai, quyền sở hữu rừng và đất rừng, quy hoạch phát triển thuỷ điện, chính sách chi trả dịch vụ môi trường (nước, cacbon), chính sách đồng quản lý rừng đặc dụng (QĐ 126), giao đất giao rừng.

Bài liên quan: Esther Duflo (MIT)

dzungo

No comments:

Post a Comment