Sunday, November 17, 2013

Chỉ số về hiệu quả công tác bảo vệ rừng

Đọc bài báo dưới đây mình liên tưởng lại năm 2005-2006 đi hiện trường ở NĐ cùng thầy Đức. Lúc đó ghé thăm Hạt KL thì được các anh giới thiệu về thành tích của Hạt, trong đó có bảng hình ảnh hoạt động ghi nhận ngoài hiện trường. Nhìn vào bảng ước tính có khoảng gần 80% số ảnh là chụp lại cảnh thu giữ các phách gỗ đã được cưa xẻ ngay ngắn ở trong rừng. Thầy Đức buột miệng bảo 'vậy thì đây là hình ảnh về tình hình phá rừng chứ đâu phải về hiệu quả QLBVR'. Mình thấy quá đúng, vì bảo vệ kiểu gì mà gỗ bị chặt hạ, và cưa xẻ đến mức 'trắng cả rừng' như vậy rồi mới bị phát hiện và thu giữ. 

Câu chuyện nói trên dẫn đến một chủ đề khác quan trọng hơn: vậy để đánh giá hiệu quả việc bảo vệ rừng thì cần các chỉ số nào? Đó có phải là số lượng gỗ thu bắt được của lâm tặc hay không? Và nếu lượng gỗ bị cưa xẻ ngày càng nhiều thì có thể đặt câu hỏi: hiệu quả tuần tra bảo vệ thế nào? cách thức tuần tra? kỹ thuật tuần tra? hay việc phát hiện và ghi chép báo cáo...

Bài dưới đây ở báo 'Một thế giới' cũng có nhiều điều liên quan đến các khái niệm về chỉ số hiệu quả công tác bảo vệ rừng. Lưu lại để biết đâu lỡ sang năm lại có lụt, so thử gỗ về nhiều hơn hay ít hơn để biết rừng mình còn ... giàu cỡ nào!

Chùm ảnh: Lũ gỗ ở Quảng Ngãi


Sau cơn đại hồng thủy, đi dọc theo tuyến đường 623 đoạn từ Thị trấn Sơn Tịnh đến xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi, hàng trăm người dân tràn ra đường và ven các nhánh sông vớt gỗ.


Hằng hà thân cây lớn có đường kính từ 50-70cm trôi trên sông được người dân vớt chất dọc đường. Có nơi người dân vớt được nhiều thân cây có đường kính hơn 100cm. Ngoài thân gây gỗ còn nguyên thì nhiều người còn vớt được cả gỗ phách được xẻ rất vuông vức.


unnamed (1)


Tại khu vực giữa xã Tịnh Bắc và Tịnh Sơn, hàng trăm khúc gỗ ngắn dài nằm la liệt trên một vạt đất rộng, hàng chục người dân tranh nhau lấy gỗ. Đi sâu vào xã Tịnh Minh, giáp với sông Trà Khúc gỗ rừng vương vãi khắp nơi. Nhiều thân cây gỗ đến vài người ôm, dấu tích của việc đốn hạ còn rất mới.

Dọc theo tỉnh lộ 623, một số người dân vớt được gỗ tốt như gõ, dỗi, lim… đang rao bán. Tại một số nơi, gỗ rừng dồn về tạo thành những bãi gỗ lên đến hàng nghìn mét vuông. Nhiều người dân tham gia lấy gỗ cho biết, sống ở đây mấy chục năm nhưng chưa bao giờ họ chứng kiến cảnh gỗ rừng về đột ngột và nhiều đến như vậy.

unnamed (6)

Đang ra bán hai thân cây gỗ gõ và lim, lão nông Ngô Văn Đông, xã Tịnh Sơn, cho biết trưa 16.11, nghe tin gỗ về nhiều ông và con trai liều mạng chèo ghe nạn ra sông Trà Khúc và vớt gỗ. Hôm đó gỗ nhiều vô kể, nhiều thân cây đến vài người ôm trôi giữa dòng sông nên không ai dám lấy cả” – ông Đông nói.

Cách nơi ông Đông chừng hơn 200m là một đống gỗ bự với số lượng lên đến hơn 20 thân gỗ lớn nhỏ ông Nguyễn Sinh cho biết ông vớt được vào chiều 16.11. “Gỗ trôi về không biết bao nhiêu cả, gỗ nhỏ có đường kính từ 50-70cm trở lại thì lũ tấp vào bờ, còn thân cây lớn đến vài người ôm thì trôi giữa dòng, thấy “ghiền” lắm nhưng chẳng dám ra vớt” – ông Sinh chia sẻ.

unnamed (10)

Cũng theo ông Sinh với số gỗ đang có ông hô bán với giá 30 triệu đồng. Đi ngược lên về phía xã Tịnh Bắc, là hình ảnh những “rừng gỗ” nằm la liệt khắp nơi. Nhiều hộ dân tranh thủ nước rút đổ xô ra “bãi gỗ” để lấy. Theo anh Tùng, tham gia lấy gỗ cho biết, nhiều người dân phát hiện gỗ về đã vớt được rất nhiều gỗ khối đã được xẻ rất vuông.

unnamedunnamed (2)unnamed (3)unnamed (4)unnamed (5)unnamed (7)unnamed (8)unnamed (9)unnamed (11)unnamed (12)

Bài và ảnh: Lê Đức

Nguồn: Báo điện tử Một thế giới

No comments:

Post a Comment