Wednesday, December 25, 2013

Ăn Tết lớn?

Bài viết rất thú vị, đưa ra góc nhìn hiện thực về hiện tượng 'dồn ngày' để ăn Tết dài hơn. Tuy nhiên nếu xem xét ở góc độ với gần 40tr dân Việt Nam ở ngưỡng ngay trên và dưới chuẩn nghèo thế giới (60US$/người/tháng) phải 'gồng lưng' ăn Tết 9 ngày thì vấn đề sẽ khác hẳn (dzungo).

Kéo dài thời gian nghỉ Tết cổ truyền, thêm thời gian nghỉ một số ngày lễ trong năm dĩ nhiên là để kích cầu, tức thúc đẩy sự chi tiêu của xã hội, từ đó giúp cho một số ngành khác phát triển. Điều đó là không sai nhưng cần phải cân nhắc. Một anh nhà giàu khư khư giữ tiền trong nhà, “kích” cho anh ta đem tiền ra mua sắm là hay, nhưng một anh nghèo kiết xác, con cái nheo nhóc mà “kích” cho anh ta mua sắm chi tiêu thì coi chừng anh ta sẽ đổ nợ.

Tôi xin nêu một vài con số về người nghèo ở Việt Nam hiện nay. Số liệu của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội cho biết hiện có dưới 8% hộ nghèo. Nếu dùng con số này để trình Thủ tướng xin kéo dài thời gian nghỉ các ngày lễ tết thì tôi tin chắc Thủ tướng sẽ vui vẻ duyệt ngay.






















Về phần các doanh nghiệp, họ phải hướng đến việc giao thương quốc tế để làm giàu chứ không nên làm giàu bằng cách “rủ anh em trong nhà đánh bài để kiếm tiền” như hiện nay. Bởi vì thực chất của việc kích tiêu dùng trong các dịp lễ tết chính là việc rủ rê người dân hoang phí tiền.


Nhưng chúng ta không nghĩ đến con số tỷ lệ nghèo thấp xuất phát từ chuẩn nghèo thấp của chúng ta. Chuẩn của chúng ta hiện nay là 400.000 đồng/người/tháng ở nông thôn và 500.000 đồng/người/tháng ở thành thị. Nếu nhích lên một chút ngang bằng với chuẩn chung của thế giới (chuẩn của Ngân hàng Thế giới) là 60 USD/người/tháng, tức xấp xỉ 1,3 triệu đồng/người/tháng thì theo Tổ chức Lao động Quốc tế, Việt Nam có đến 17 triệu người dưới chuẩn nghèo và 23 triệu người mấp mé trên chuẩn nghèo.

Gộp cả hai thì coi như một nửa dân số Việt Nam mấp mé nghèo. Tôi không có số liệu các mức cao hơn một chút nhưng tôi nghĩ phải thêm từ 20 - 30 % số người trên mức cận nghèo hằng ngày phải vất vả lo toan với những chuyện cơm áo gạo tiền trong cuộc sống. Chỉ có khoảng 20% dân số là không lo nghĩ gì đến chuyện chi tiêu của họ mà thôi.

Thật ra thì với 20%, chúng ta cũng có thể kích cầu nếu như ở một nước phương Tây, nơi người ta không đặt nặng vấn đề sĩ diện hão. Bởi vì khi đó ai có điều kiện thì ăn chơi mua sắm, ai không có thì thôi. Nhưng ở phương Đông, đặc biệt là Việt Nam thì khác. Người Việt chúng ta coi việc “thua chị kém em” là một cái gì đó rất nặng nề. Tôi có số liệu của một bệnh viện cho biết tỷ lệ tự tử đưa đến bệnh viện cấp cứu thường tăng cao đột biến trong những ngày lễ tết. Có lẽ phần lớn những ca tự tử trong các ngày lễ tết xuất phát từ nguyên nhân đau khổ vì “thua chị kém em” đó. Với tâm lý của người Việt như vậy, khi chúng ta kích cầu là coi như “kích” đến 100% dân số chi tiêu chứ không phải chỉ 20% dân số. Và khi đó thì người giàu chi bằng tiền tự có, người nghèo chi bằng tiền vay mượn. Điều này dẫn đến một hệ lụy rất lớn lao.







Vận chuyển hoa đến đường hoa Nguyễn Huệ (TP.HCM) trong dịp tết Quý tỵ - Ảnh: Nguyên Trương

Thật ra hiện nay nói đến nghèo tức là nói đến vấn đề thiếu tiền để chi tiêu cho các mục đích tinh thần chứ không phải là thiếu đói. Chúng ta đã qua thời kỳ người nghèo luôn nghĩ đến chuyện ăn rồi. Nhưng phần lớn cũng chỉ mới vượt qua ngưỡng “không nghĩ đến chuyện ăn” thôi, nếu chúng ta “kích” “chuyện chơi” thì hãy coi chừng. Với thu nhập 1,3 triệu đồng/người/tháng hoặc hơn chút đỉnh trong phần lớn cư dân, chúng ta “kích” chuyện chơi thì sẽ nảy sinh nhiều hệ lụy. Đã có một bộ phận mất dần tư liệu sản xuất mà nguyên nhân chính theo tôi là do vướng nợ nần bởi các nhu cầu tết nhất, cưới hỏi, ma chay… tức là các nhu cầu tinh thần của con người. Rồi thì lừa đảo, trộm cướp để có tiền chơi, bán thân để có tiền chơi, là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Khi thu thập tư liệu để viết kịch bản bộ phim truyền hình Lấy chồng Hàn, tôi thực sự ngỡ ngàng với các con số liên quan. Hiện chúng ta đã có đến gần nửa triệu cô dâu Việt kết hôn với người nước ngoài và hằng năm có trung bình 100.000 cô gái khác lên đường ra đi “lấy chồng xa xứ” mà có lẽ nguyên nhân chính cũng là vì sĩ diện hão “thua chị kém em”. Và trong đó gián tiếp là do sự “kích cầu” của chúng ta.

Như vậy, kích cầu thường xuyên trong lúc phần lớn dân chúng mới vượt qua ngưỡng không lo nghĩ chuyện ăn có thể làm xáo trộn lớn xã hội. Nó có thể đưa một bộ phận lớn dân chúng trở thành nghèo đói. Điều này sẽ làm suy yếu đất nước nói chung. Tôi cho rằng chúng ta cần làm điều ngược lại là giảm bớt các ngày nghỉ lễ tết một cách tối đa, kêu gọi dân chúng giảm bớt chi tiêu để ổn định cuộc sống thay vì kích cầu để tăng chi tiêu như hiện nay. Về phần các doanh nghiệp, họ phải hướng đến việc giao thương quốc tế để làm giàu chứ không nên làm giàu bằng cách “rủ anh em trong nhà đánh bài để kiếm tiền” như hiện nay. Bởi vì thực chất của việc kích tiêu dùng trong các dịp lễ tết chính là việc rủ rê người dân hoang phí tiền.

Trần Đình Thu

* Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một luật gia, nhà báo, đạo diễn sống tại TP.HCM

Nguồn: Báo Thanh Niên ngày 22/12/2013

No comments:

Post a Comment